10 BỘ PHIM “ĐIÊN LOẠN”

Top 10 bộ phim ĐIÊN LOẠN nhất mọi thời đại! Điều gì làm cho một bộ phim, hoặc một câu chuyện, gây sốc một cách dữ dội? Thường thì bộ phim đó là những khái niệm đi ngược lại với những ý kiến ​​phổ biến, khám phá những chủ đề không đúng quy chuẩn xã hội, hoặc tấn công vào một chế độ / tập thể nào đó để vạch trần thứ gọi là “sự thật”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các bộ phim trong danh sách này đều mang tính xúc phạm hay mang tính thù địch.

Một số bộ phim gây lú nhất trong lịch sử thường xuất hiện từ thời kỳ đầu của điện ảnh, khi quy định kiểm duyệt chưa chặt chẽ và xã hội chưa quan tâm đến thị yếu khán giả như ngày nay. Thực tế là bây giờ, rất khó để một bộ phim thực sự làm chúng ta ngạc nhiên hay làm chúng ta sốc, vì bất kể nhà làm phim kể về câu chuyện như thế nào đi nữa, thì hầu hết chúng ta đều sẽ “ối rồi ôi bạn ơi thể loại này mình xem suốt òi…”.

Trong quá trình tạo ra danh sách 10 bộ phim gây ĐIÊN LOẠN nhất trong lịch sử điện ảnh, chúng tôi tập trung vào những bộ phim gây ra nhiều sự hoảng loạn về đạo đức, và đã có sự phản đối công khai trong thời gian dài. Vì vậy, trong khi chúng tôi đánh giá cao bộ phim Man Behind the Sun (1988) và August Underground’s Mordum (2003) – thực sự là những bộ phim kinh hoàng, nhưng chúng ít được công chúng biết đến.

  1. Deep Throat (Gerard Damiano, 1972)

Xã hội phương Tây cởi mở hơn với nhiều bộ phim người lớn “được chấp nhận từ mặt xã hội”, Deep Throat, do đạo diễn Gerard Damiano chỉ đạo, được tạo ra trong thời kỳ Hoàng kim của phim người lớn và có thể nói nó đã thay đổi nền điện ảnh mãi mãi. Bộ phim kể câu chuyện kỳ quái về một người phụ nữ sinh ra với một cái âm đạo ở họng, và quyết định tận dụng khả năng quái dị của mình, với sự tham gia của nữ diễn viên phim người lớn nổi tiếng Linda Lovelace.

Bị cấm trên toàn nước Mỹ, hàng loạt các ông luật sư trên khắp đất nước đã đề xuất nhiều cáo buộc về vấn đề đồi trụy, để dọa nạt bất kỳ rạp chiếu phim nào chọn chiếu phim này. Mặc kệ cho những phiền toái mà họ gây ra, Deep Throat vẫn được xem bởi những những đạo diễn nổi tiếng như Martin Scorsese, Brian De Palma, Jack Nicholson và nhiều người khác.

  1. Faces of Death (John Alan Schwartz, 1978)

Là một bộ phim trong danh sách “Video Nasties” khét tiếng, Faces of Death của John Alan Schwartz là một tác phẩm theo dạng giả tài liệu, gây tò mò và cực kỳ đáng sợ. Vấn đề trong bộ phim, thể hiện một cách rất đơn giản là chiếu các cảnh quay người và động vật bị giết, không hoàn toàn hư cấu, một số cái chết thậm chí hoàn toàn có thật. Bị cấm ở nhiều quốc gia khác nhau, Faces of Death vẫn trở thành một trong những tác phẩm được nhiều fan cinema tôn thờ, kiếm được 35 triệu đô la từ ngân sách chỉ 450.000 đô la.

Bị cấm ở nhiều quốc gia và bị kiểm duyệt – cắt bỏ nhiều phân cảnh tùy vào quy định mỗi quốc gia khác nhau, Faces of Death cùng với Driller Killer, The Last House on the Left và I Spit on Your Grave trở thành những tác phẩm “Video Nasties” khét tiếng nhất mọi thời đại.

  1. The Exorcist (William Friedkin, 1973)

Bây giờ cứ mỗi khi có một bộ phim kinh dị mới được phát hành, bạn có thể sẽ thấy rằng truyền thông ngu ngốc sẽ tung hô nó kiểu dạng như “phim hay như Exorcist”. – Vì ngày xưa, Exorcist từng là một bộ phim vĩ đại nhất về thể loại kinh dị.

Có nhiều lý do cho điều này, và thực sự William Friedkin đã gây ra cơn hoảng loạn đạo đức trên khắp thế giới, với tác phẩm của ông vào năm 1973. Bộ phim bị buộc tội truyền tải thông điệp của Satan và gây hủy hoại tâm trí của khán giả trẻ. Cho đến ngày nay, bộ phim vẫn là một trong những bộ phim thuộc thể loại kinh dị kinh điển nhất mọi thời đại.

Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của William Peter Blatty, The Exorcist kể câu chuyện về một cô gái trẻ tên Regan (Linda Blair) bị ám bởi một linh hồn quỷ dữ, buộc hai linh mục phải đặt dấu hỏi về đức tin của họ.

  1. A Serbian Film (Srdjan Spasojevic, 2010)

Bộ phim A Serbian Film của Srdjan Spasojevic năm 2010 là bộ phim duy nhất trong thế kỷ 21 được đưa vào danh sách các bộ phim ĐIÊN LOẠN nhất mọi thời đại của chúng tôi. Câu chuyện kể về một ngôi sao phim người lớn đã về hưu đồng ý xuất hiện trong một “bộ phim nghệ thuật”… để bị kéo vào một thế giới đồi trụy và sự chết chóc khiếp đảm, A Serbian Film là một bộ phim kinh dị từ trong ra ngoài, ngay cả khi nhà làm phim có ý định làm một thông điệp chính trị chống lại chính phủ Serbia.

Gây tranh cãi lớn vì cách miêu tả hiếp dâm và bạo lực tình dục, có một số cảnh trong A Serbian Film chúng tôi không muốn bàn luận chi tiết. Sự thật là nó đã bị cấm ở 46 quốc gia, nên bạn có dám thử bộ phim này?

  1. A Clockwork Orange (Stanley Kubrick, 1971)

Sự “cãi lộn” và Stanley Kubrick không phải là hai người bạn, nhưng hiểu kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng vị đạo diễn này rất thích tranh cãi. Ngoài việc chuyển thể cuốn tiểu thuyết điên rồ của Vladimir Nabokov Lolita, Kubrick cũng gây ra một loạt những vấn đề về đạo đức khi ông phát hành A Clockwork Orange vào năm 1971, nhờ cách miêu tả những yếu tố tình dục và bạo lực.

Thật vậy, Kubrick lo lắng về việc bạo lực trong bộ phim này sẽ khiến giới trẻ bị ảnh hưởng tư duy và lối sống, ông đã tự rút phim khỏi rạp chiếu phim và nói: “Cố gắng đặt trách nhiệm với nghệ thuật là mục đích của cuộc sống, tôi cho rằng nên đặt vấn đề ngược lại. Nghệ thuật là thứ giúp sửa chữa cuộc sống, nó không tạo ra cuộc sống, cũng không gây ra cuộc sống”.

  1. Freaks (Tod Browning, 1932)

Bộ phim Freaks của Tod Browning năm 1932 là bộ phim điên loạn một cách không thể ngờ đến. Bộ phim kể về một nghệ sĩ xiếc đồng ý kết hôn với người đứng đầu của nhóm những người biểu diễn phụ. Bộ phim nhận được ý kiến trái chiều trong một cuộc chiếu thử, kỳ lạ là sau đó khán giả đã chạy ra khỏi rạp với sự phẫn nộ. Một trong những trường hợp ố dề nhất, là một người phụ nữ cho biết… cô đã sảy thai trong khi xem bộ phim, và sau đó cô đã kiện MGM.
Tuy nhiên, bộ phim không hẳn là gây ra tranh cãi về việc miêu tả người khuyết tật, và một số nhà phê bình thậm chí còn cho rằng Tod Browning miêu tả nhân vật một cách vượt thời đại.

  1. Salò, or the 120 Days of Sodom (Pier Paolo Pasolini, 1975)

Bộ phim kinh dị đáng sợ Salò, or the 120 Days of Sodom của Pier Paolo Pasolini kể câu chuyện về những kẻ phát xít bắt giữ chín cậu bé và cô bé tuổi vị thành niên, để tra tấn họ trong hơn một trăm ngày về mặt thể chất, tinh thần và tình dục. Bị ảnh hưởng bởi bài thơ Divine Comedy của Dante Alighieri, bộ phim đạt đến cảnh giới đen tối nhất của sự hủy diệt, đạo diễn Pasolini phác họa lên những hành động vô nhân đạo của cả một hệ thống với sự lạnh lùng và tàn ác.

Bị cấm ở nhiều quốc gia vì cách miêu tả sát hại, tra tấn và hiếp dâm, đặc biệt trên những nhân vật được cho là dưới 18 tuổi, bộ phim vẫn là một trong những bộ phim “khiến người xem khóc thét” nhất mọi thời đại.

  1. Cannibal Holocaust (Ruggero Deodato, 1980)

Bên cạnh âm nhạc gốc tuyệt vời, bộ phim Cannibal Holocaust năm 1980 của Ruggero Deodato chủ yếu được biết đến là một trong những bộ phim gây sốc và “lộn xộn” nhất mọi thời đại. Bộ phim của Deodato có phần giống như một bộ phim mà những hình ảnh và cuộc sống đã được ghi lại từ trước đó. Câu chuyện kể về một giáo sư phát hiện ra một bộ phim bị mất, do nhóm người làm phim tài liệu quay lại trong khi thực hiện một nhiệm vụ cứu hộ trong rừng mưa Amazon, với cảnh quay tiết lộ dần dần những sự thật đáng sợ.

Gây tranh cãi vì nhiều lý do khác nhau, bộ phim được coi là cú sốc lớn với những cảnh phim bạo lực chân thực, có cả những cảnh bạo lực tình dục và sự tàn ác đối với động vật, dẫn đến việc bị cấm ở 50 quốc gia.

  1. The Last Temptation of Christ (Martin Scorsese, 1988)

Trong danh sách này, chúng ta đã đề cập tám bộ phim nghệ thuật và điên rồ ở trên, nhưng bộ phim gây sốc thứ hai trong số 10 bộ phim “điên loạn” của thời đại, là một bộ phim của… không ai khác chính là đạo diễn Martin Scorsese. Bộ phim năm 1988: The Last Temptation of Christ, kể câu chuyện về Chúa Giêsu đi đến cái chết cuối cùng, nó đã gây nhiều tranh cãi lớn, đặc biệt là về một phân cảnh mà không có trong Kinh thánh, mô tả Chúa Giêsu và Mary Magdalene kết hôn.

Cần phải nói thêm, Kitô giáo ở bên các nước phương Tây không khác gì bữa cơm hằng ngày, nên những vấn đề liên quan đến tôn giáo thường sẽ rất nhạy cảm và gặp phải sự phản đối gay gắt từ phe đối lập.

Các cuộc biểu tình từ các nhóm Kitô giáo đã gây ra bạo loạn và nhốn nháo, một nhóm Công giáo Chủ nghĩa còn đốt cháy một rạp chiếu ở Paris khi đang chiếu bộ phim này, làm 13 người bị thương. Ngoài ra, Scorsese còn nhận được những lời đe dọa sẽ bị cho đăng xuất vì đã làm bộ phim này.

  1. The Birth of a Nation (D. W. Griffith, 1915)

Điều đáng chú ý là một bộ phim có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhất mọi thời đại, lại chính là bộ phim đầu tiên được chiếu tại Nhà Trắng. Bộ phim The Birth of a Nation của D. W. Griffith được coi là một tài liệu điện ảnh quan trọng, nhưng lại được coi là một bộ phim có tính chất phân biệt chủng tộc sâu sắc, ca ngợi những hành vi hung dữ của Ku Klux Klan ( là một nhóm thù ghét do những người Mỹ da trắng thành lập, có mục tiêu chính là người Mỹ gốc Phi.) và chế nhạo các dân tộc thiểu số.

Gây ra bạo loạn ở nhiều thành phố trên khắp đất nước và bị cấm ở nhiều quốc gia khác nhau, bộ phim của D. W. Griffith, được phát hành vào thời kỳ bình minh của điện ảnh Mỹ, tràn đầy những lời nói dối về người da đen và chỉ khiến sự tức giận và oán hận của người da trắng gia tăng. Dưới sự khen ngợi của nhiều người, bao gồm cả Tổng thống Woodrow Wilson, khiến cho bộ phim này trở thành một bộ phim đáng ghê tởm nhất mọi thời đại.